Dự án nhà máy chế biến tinh bột sắn Bình Định

Trồng sắn và chế biến tinh bột sắn là một trong những ngành chủ chốt của nước ta. Các nhà máy chế biến tinh bột sắn được xây dựng ngày càng nhiều. Và để hoạt động hiệu quả không thể thiếu sự góp sức của các thiết bị, máy móc như máy nghiền, máy băm sắn.

Những năm gần đây, cây sắn được chú trọng đầu tư và phát triển. Bởi nó đang mang lại những lợi ích kinh tế to lớn. Cây sắn góp phần mang đến công ăn việc làm và nguồn thu cho mọi người. Đồng thời, góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

Cây sắn sau thu hoạch được chế biến thành nhiều dạng, trong đó có tinh bột sắn. Kim ngạch xuất khẩu tinh bột sắn của nước ta hiện đứng thứ 2 sau Thái Lan. Tinh bột sắn được sản xuất với hơn 300 thành phẩm khác nhau, trong đó chủ yếu dùng sản xuất xăng sinh học. Đây sẽ là một ngành kinh tế mũi nhọn cần được đầu tư đúng mức để phát triển bền vững.

Trước đây, tại một số nước cũng như một số tỉnh việc sản xuất, chế biến sắn quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu. Điều này không mang lại hiệu quả cao và khiến tiêu hao nhiều năng lượng, chi phí cao cũng như ảnh hưởng môi trường. Nhưng hiện nay, việc áp dụng các công nghệ hiện đại vào quy trình chế biến, sản xuất tinh bột sắn mang lại kết quả cao.

Các thiết bị, máy móc và công nghệ mới được các nhà máy áp dụng. Điều này góp phần cải thiện năng suất cũng như chất lượng sản phẩm.

Nhà máy chế biến tinh bột sắn Bình Định

Bình Định là một trong những tỉnh có diện tích trồng sắn khá lớn. Tính đến đầu năm 2018 đã có hơn 12.000ha sắn được hình thành. Các nhà máy sản xuất tinh bột sắn trên địa bàn cũng được xây dựng nhiều hơn với dây chuyền sản xuất hiện đại.

Nhà máy chế biến tinh bột sắn tại Bình Định hoạt động với công suất củ 1000 - 2000 tấn/ngày; công suất tinh bột sắn 300 - 350 tấn. Nhà máy cũng vừa đầu tư một số thiết bị, máy móc hiện đại phục vụ sản xuất để nâng cao hiệu quả và năng suất.

Để phục vụ sản xuất và mang lại kết quả tốt nhất, nhà máy đầu tư các thiết bị như:

  • Máy tách đá: Với nhiệm vụ chính là tách và loại bỏ đá sỏi còn dính lại trong củ mì trước khi đưa vào máy băm. Công suất max cho nhà máy 400 tấn bột/ngày.
  • Máy băm củ sắn: Dòng máy này có chức năng băm, cắt củ sắn thành những miếng nhỏ. Công suất máy 50 – 100 tấn củ/giờ.
  • Máy nghiền: Công dụng nghiền sắn sau khi đã được băm cho nát và nhỏ, mịn hơn giúp quá trình làm thành tinh bột trở nên dễ dàng hơn. Công suất máy nghiền củ sắn 30 – 35 tấn củ/giờ.

Đơn vị được lựa chọn để cung cấp thiết bị ngành tinh bột sắn cho nhà máy tại Bình Định chính là Công ty DFC - đơn vị uy tín trong việc cung cấp các thiết bị công nghiệp.

Thiết bị dùng cho nhà máy tinh bột sắn tại Bình Định do DFC cung cấp là thiết bị của tập đoàn KRS. Đây là một trong những tập đoàn lớn, uy tín và hàng đầu tại Thái Lan trong việc sản xuất, cung cấp thiết bị ngành tinh bột sắn.

Việc áp dụng những thiết bị mới, hiện đại của KRS vào quy trình sản xuất tinh bột sắn đã mang lại những hiệu quả thiết thực như:

  • Giúp giảm chi phí đầu vào và không lãng phí nguồn nguyên liệu củ sắn
  • Giảm chi phí nhân công, hiệu suất thu hồi cao, tiết kiệm điện năng, nước tiêu thụ
  • Chất lượng thành phẩm tinh bột sắn đạt chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn để xuất khẩu sang các thị trường khó tính.

Công ty DFC hiện là địa chỉ đáng tin cậy và nhận được nhiều sự tin tưởng của khách hàng. Chúng tôi chuyên cung cấp các thiết bị ngành tinh bột sắn, ngành nước và môi trường. Toàn bộ sản phẩm do chúng tôi cung cấp đều đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Đến với DFC quý khách sẽ được hỗ trợ, tư vấn chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng và luôn đảm bảo chất lượng.

Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để nhận được nhiều ưu đãi hấp dẫn hơn.

Một số hình ảnh tại nhà máy chế biến tinh bột sắn Bình Định

 

Chia sẻ:
Ý kiến bạn đọc